Lịch sử Khăn_vấn

Khăn vấn cổ điển theo lối Champa.Khăn vấn thông dụng của nam giới vẫn giữ đặc thù xưa nhất.Cái rí của một người đàn bà Bắc Kỳ.

Theo tác giả Ngàn năm áo mũ Trần Quang Đức, từ thời Lê trung hưng ngược về thái cổ, đôi lúc người An Nam vẫn quen dùng khăn bọc tóc theo tập quán Trung Châu, nhưng sang đến những năm hòa hoãn sau cuộc Trịnh-Nguyễn tương tranh thì cư dân Quảng Nam bắt đầu phỏng theo nhiều tục của người Champa, trong đấy có lối vấn khăn. Việc vấn khăn trên đầu trước tiên là để tránh cái nóng gay gắt của khí hậu Nam Trung Bộ, nhưng sau là để làm đỏm. Năm 1744, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát ban lệnh toàn cõi Quảng Nam phải ăn mặc theo lối mới để tỏ ra khác biệt với người ở phía Bắc sông Gianh, do vậy tục vấn khăn đã trở nên đặc trưng của người miền này. Nhưng phải đến các đạo luật ngặt nghèo của hoàng đế Nguyễn Thánh Tổ năm 1830 thì tục này mới thành phổ dụng trên toàn quốc.

Tục vấn khăn trải nhiều biến thiên, dần trở thành chứng cứ để nhận biết cộng đồng An Nam trong cõi Đông Á, thậm chí là mặc định khiến người Việt lầm tưởng về thói quen ăn mặc của tổ tiên mình suốt ngàn năm. Nó dần mai một từ giai đoạn đầu thế kỉ XX khi trào lưu Âu hóa nở rộ, tuy rằng ngày nay vẫn chưa dứt hẳn.